BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến. Việc ăn uống kiêng khem không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi và sức khỏe còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?

Những món ăn tốt nhất với người mắc chứng bệnh viêm loét dạ dày:

Cháo hạt sen:

Nguyên liệu: Hạt sen 100g; Củ mài 50g; Quả hồng xiêm non 15g; Đường phèn 20g 

Cách làm: Quả hồng xiêm non giã giập cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sấy khô tán bột, cho vào nước quả hồng xiêm quấy đều đun trên lửa nhỏ, cháo sôi kỹ cho đường phèn vào đun tiếp khi tan hết đường là được. Nên chia ra ăn 3 lần/ngày trong lúc đói và khi cháo còn nóng. Ăn liên tục trong 2- 3 ngày. Nếu ăn thường xuyên món này rất tốt cho bệnh viêm loét dạ dày.

Cháo phật thủ, đường phèn:

Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g 

Cách làm: Phật thủ được rửa sạch, cho nước đun, bỏ bã lấy nước. Sau đó cho gạo lứt đãi sạch, đường phèn vào nấu cháo.Ngày nên ăn 1 bát và chia làm vài lần. 

Cháo thịt dê cao lương

Nguyên liệu: Thịt dê 100g; Gạo cao lương 100g; Muối ăn vừa đủ 

Cách làm: Thịt dê rửa sạch thái quân cờ, cho cùng gạo cao lương đãi sạch, nước 1 lít nấu loãng, cho chút muối. Chia ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 bát. 

Cháo rau sam

Nguyên liệu: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị 

Cách làm: Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt. 

Món khoai tây nấu bạch cập

Thành phần: Nước khoai tây 100ml, vị thuốc bạch cập 100g, một ít mật ong 

Cách chế biến: Bạch cập tán bột, nước khoai tây và bột bạch trộn đều với mật ong dùng dần. 

Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng một muỗng canh, dùng trong 2 tuần lễ. Thích hợp dùng cho người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng xuất huyết. 

Canh dạ dày lợn nấu tiêu

Thành phần: 1 dạ dày lợn, một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị 

Cách làm: Bao tử heo làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị. 

Cách dùng: Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí 

Trứng gà tam thất:

Thành phần: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà một quả, gia vị. 

Cách làm: Hạt sen bỏ tim ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng. Cháo này có tác dụng bổ ích tỳ vị. Cũng là một bài thuốc đau dạ dày rất bổ dưỡng cho sức khỏe người bệnh viêm loét dạ dày.

Bí ngô và canh bí ngô

Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối. Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày. 

Nấu bí ngô với một ít gạo rồi ăn. Hoặc cũng có thể thêm bí ngô trong món chè mùa hè của bạn.

II. Người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là do tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày. Do vậy mà chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống như: đồ ăn nóng khó tiêu và nước có ga hoặc cồn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nên hạn chế và ngừng không ăn trong khi đang chữa bệnh. 

– Tránh các thức ăn có tính axít. Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua. 

– Tránh các thức ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ. Tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể.

– Giảm thức uống chứa caffeine và cồn. Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn. 

– Tránh ăn các đồ ăn tươi sống như hải sản, gỏi,… mà nên chế biến kỹ trước khi ăn. Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ là nguồn chứa vi khuẩn H. pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày. 

Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày nên chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của chính mình và nên tham khảo bài viết trên của chúng tôi để có một phương pháp điều trị bệnh hợp lý và nhanh chóng khỏi bệnh 

III. Người mắc chứng bệnh viêm loét dạ dày nên uống gì ?

– Uống đồ không có ga. 

– Uống đồ không lên men.

– Uống đồ không cay nóng. 

– Uống đồ không kích thích như cafe, nước chè….

IV. Người mắc chứng viêm loét dạ dày cần lưu ý những gì?

1. Về chế độ ăn uống, sinh hoạt:

– Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày. 

– Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày. 

– Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này. 

– Đặc biệt chú ý: hạn chế ăn nhiều những thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng và chiên rán ở nhiệt độ cao ví dụ như đùi gà rán, đậu phụ mắm tôm (2 món ăn này có chất gây ung thư dạ dày).

– Chế độ ăn ngủ nghỉ cần đúng giờ, khong quá áp lực công việc cũng như stress quá nhiều. Người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học nhất.

2. Lưu ý về việc uống nước:

– Không nên uống nước ngay sau khi ăn vì sẽ làm loãng dịch vị axit trong dạ dày. 

– Chọn thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn. 

Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp bạn có một chế độ ăn lành mạnh khi mắc bệnh viêm loét dạ dày. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

GỢI Ý SẢN PHẨM KHUYÊN DÙNG:

CURCUMIN BANIPHAR – CURCUMIN NGUYÊN CHẤT 95%

– Phòng ngừa & hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư

– Điều trị viêm loét dạ dày; giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa xương khớp

– Giải độc & bảo vệ gan

– Phòng chống xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, điều hòa huyết áp, hạ mỡ máu, phục hồi tổn thương do tai biến mạch máu não

– Nâng cao hệ thống miễn dịch

– Chống lão hóa và làm đẹp da